๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥(Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp 9.1)♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Forum lớp 9.1: Hãy nói, hãy chia sẻ, theo cách của bạn

Keywords

Latest topics

» một nỗi buồn
Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" EmptyTue Dec 27, 2011 4:04 pm by pebuongbinh

» my love - westlife
Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" EmptyTue Nov 22, 2011 1:00 pm by Admin

» The day u went away
Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" EmptySun Nov 20, 2011 3:52 pm by Admin

» The day u went away
Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" EmptySun Nov 20, 2011 3:49 pm by Admin

» Ảnh 20-11 lớp mình nề ( ai cũng đẹp hết...kakakak)
Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" EmptySun Nov 20, 2011 2:15 pm by Khách viếng thăm

» TIN ZUI TRONG NGÀY
Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" EmptySun Nov 20, 2011 10:04 am by Shinee_saranghae

» Barcelona.No.1
Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" EmptySun Nov 20, 2011 9:33 am by Shinee_saranghae

» yeu wa 91 oi !!!
Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" EmptySat Nov 19, 2011 3:33 pm by pebuongbinh

» Sua? Di Girl 91
Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" EmptySat Nov 19, 2011 3:30 pm by pebuongbinh

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Affiliates

free forum


    Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU"

    pebuongbinh
    pebuongbinh


    Tổng số bài gửi : 9
    Join date : 25/10/2011
    Age : 27
    Đến từ : VIỆT NAM

    Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU" Empty Thuyết trình văn học: "BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU"

    Bài gửi  pebuongbinh Sat Nov 12, 2011 8:51 pm

    BẾP LỬA- HƠI ẤM TÌNH BÀ CHÁU
    Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn!
    Quê hương- hai tiếng nghe sao mà giản dị, gần gũi, thân thương. Quê hương và tuổi thơ luôn là những hoài niệm đẹp đẽ trong lòng mỗi người. Và khi con người ta nhớ về những thời điểm đẹp đẽ của tuổi thơ thì họ sẽ nhắc và nhớ đến chúng nhiều hơn. Vâng, “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt đã dẫn người đọc vào sâu trong miền kí ức tuổi thơ của ông và cảm nhận được bao hơi ấm kì diệu lan tỏa trong từng câu chữ, từng ý thơ. Bài thơ là biết bao tình cảm của ông dành cho người bà đáng kính của mình trong những năm ông du học ở Liên Xô.
    Bài thơ “Bếp lửa” được đưa vào tập Hương cây- Bếp lửa vào năm 1968, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bài thơ gợi lên những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc, thắm thiết vừa rất đỗi thân thuộc với mọi người.

    “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

    Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
    Năm ấy là năm mòn đói mỏi
    Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

    Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
    Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
    Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
    Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
    Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
    Mẹ cùng cha công tác bận không về
    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
    Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

    Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
    Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
    “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

    Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
    Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

    Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
    Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
    Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
    Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!

    Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
    Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
    -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

    Bài thơ được mở ra với hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm”-một hình ảnh vừa thực vừa hư như trong truyện cổ tích. Ngọn lửa nhỏ mờ mờ trong sương sớm, lúc ẩn lúc hiện, tạo nên một quãng cảnh thật trữ tình. Ba tiếng “một bếp lửa” đã trở thành điệp khúc gợi lại được hình ảnh thân thuộc trong mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái giá lạnh của thời tiết, giữa sự cực khổ của xã hội đất nước đang trong cảnh ngộ chiến tranh. Tưởng như cái “chờn vờn” ở đây là nửa tỉnh nửa mơ, nửa hư nửa thực, là bóng bà in trên vách bếp hay là cái “chờn vờn” trong tâm trí của người cháu nơi phương xa. Bếp lửa là biểu tượng cho sự ấm áp, “ấp iu nồng đượm” của tình bà cháu trong trái tim nhà thơ Bằng Việt. Hình ảnh bếp lửa còn gắn với người bà đầy thân thương. Phải chăng hình ảnh “một bếp lửa ấp iu nồng đượm” chính là hóa thân của tình cảm bà dành cho cháu. Vì vậy, có lẽ tìm về với bếp lửa quê nhà cũng chính là tìm về với tuổi thơ sống bên bà. Sự tương đồng đẹp đẽ ấy dễ thường mấy ai nhận ra, chỉ có Bắng Việt với khoảng thời gian đầu đời trong sáng được gắn bó bên bà mới có thể “cảm” sâu sắc đến thế. Thì ra có khi những điều nhỏ nhoi, giản dị nhất, lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng lại hiện hình lên những tình cảm thiết tha, chân tình không thể nào quên. Dường như ẩn chứa trong bếp lửa ấy là cả một linh hồn ủ chứa tình thương của bà, ủ chứa tấm lòng chắt chiu của người nhóm lửa và cả sự trân trọng, nâng niu những kỉ niệm của đứa cháu về một người bà tần tảo nhóm bếp lửa trong màn sương sớm. Từ đây, hình ảnh bếp lửa- hơi ấm và ánh sáng của nó quán xuyến và lan tỏa toàn bài. Tựa như bếp lửa, nỗi nhớ của cháu đối với bà cũng ấm nóng, da diết, thương cho nỗi vất vả, khó nhọc “nắng mưa” của bà.
    Kính thưa thầy cô!
    Nếu như với Xuân Quỳnh, một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa làm xao động cả không gian, làm người lính như “nghe gọi về tuổi thơ” thì với Bằng Việt, chỉ một bếp lửa mà gọi về biết bao sự khó nhọc trong quãng đời tuổi thơ. Thời gian, không gian như bức tường vô hình ngăn cách, giờ đây đã bị dòng cảm xúc mãnh liệt đang ùa về, phá vỡ đi. Giọng thơ từ sâu kín, thầm thì trở nên da diết, ngọt ngào. Tưởng rằng ta có thể cảm nhận được tiếng người cháu đang nấc lên thổn thức qua từng lời thơ:
    “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
    Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

    Tuổi thơ của tác giả đã hiện lên cùng cuộc sống của người bà chịu thương chịu khó. Tuổi thơ đối với cả một đời người là khoảng thời gian đầy sung sướng và hạnh phúc. Thế nhưng, đối với Bằng Việt, khung trời thơ ấu đã in đậm trong mùi khói bếp, mùi khói của bom đạn chiến tranh. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Hình ảnh người bố đi đánh xe “khô rạc ngựa gầy” càng nhấn mạnh sự nghèo đói, khổ cực của người dân trong những năm tháng chiến tranh. Trong những năm ấy ai cũng đói: vợ đói, chồng đói, bà đói, cháu đói, ngay cả ngựa cũng đói đến nỗi “khô rạc” thân xác.
    Kính thưa thầy cô giáo!
    Nếu trong thiên truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết: mùi đốt đống rấm ở nhà có người chết theo gió thoảng khét lẹt” để gợi cảnh hun khói, xua đuổi múi tứ khí, thì trong “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã sử dụng chi tiết “đói mòn đói mỏi” để gợi lại một khung cảnh tan thương, tàn khốc của chiến tranh. Để rồi người cháu “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” Cái cảm giác cay cay nơi sống mũi như là một nỗi niềm gì đó giống như chua xót, bồi hồi, đau đớn lẫn thương yêu. Có lẽ, “sống mũi cay” vì mùi khói của bếp lửa tuổi thơ, của kỉ niệm hay vì nỗi xúc động, nghẹn ngào về một quá khứ tuổi thơ đầy gian khổ.
    Và lời thơ lại tiếp tục nhẹ nhàng, đều đặn, tha thiết ở khổ thơ thứ ba:
    “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
    Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
    Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
    Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
    Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
    Mẹ cùng cha công tác bận không về
    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
    Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

    Cuộc sống đói khổ đã đánh mất đi tuổi thơ hồn nhiên của người cháu. Chỉ mới bốn tuổi thôi mà người cháu đã quen với mùi khói- quen với mùi khổ cực, lam lũ. Tám năm trời dài đằng đẵng. Tám năm của biết bao khó nhọc. Tám năm của cái đói và vất vả đeo đẳng nhưng chẳng thể nào thoát ra được. Từ bếp lửa cho đến nhóm lửa, từ việc giữ lửa đến việc khơi dậy ngọn lửa đã ánh lên một tình cảm bà cháu thật thiêng liêng. Và trong khoảng không mênh mông của tám năm ròng nhóm lửa ấy, có tiếng chim tu hú vang lên, kêu gọi mùa lúa chin trên những cánh đồng quê. Nghe đâu đây như tiếng thơ của Tố Hữu vọng về:
    “Khi con tu hú gọi bầy
    Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần...”
    (Khi con tu hú, Tố Hữu)
    Phải, cũng chim tu hú đấy, nhưng hình như ta không tìm thấy sự tương đồng nào cả. Tiếng chim tu hú trong thơ của Tố Hữu là tiếng chim báo hiệu một mùa hè về. Nó thật rộn ràng, thật tươi vui, khơi dậy một sức sống căng tràn trong thiên nhiên cũng như trong tâm hồn người tù cách mạng. Còn ở đây, giữa những dong thơ của Bằng Việt, tiếng tu hú- cũng là tiếng tu hú gọi bầy đấy- nhưng nghe sao da diết và đầy thương cảm quá! Bởi vì tu hú chỉ kêu khi đi tìm bầy đànm mà chim tu hú sinh ra vốn đã mồ côi, cô độc, thế nên nó chỉ còn biết kêu giữa không gian mênh mông, cô quạnh mong tìm được một nơi hạnh phúc, bình yên. Tu hú thì cô đơn là vậy nhưng người cháu may mắn hơn tu hú nhiều vì cháu có bà, có tình thương ấm áp của bà. Tiếng tu hú sóng đôi cùng bếp lửa gợi lên cho ta những liên tưởng gần xa. Đời bà và cháu chỉ quẩn quanh bên chiếc bếp gần gũi, mà khi nghe tiếng tu hú kia sao giục dã như khắc khoải những khao khát rộng dài đến một không gian xa xôi. Ở nơi ấy, cháu và bà cùng sống những ngày tháng không có đói nghèo, không có bệnh tật, không có chiến tranh, chỉ có bếp lửa ấm áp tình bà cháu. Cái âm thanh của tiếng chim tu hú cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nghe sao mà não lòng đến thế! Cái âm thanh ấy làm cho lòng người cháu càng trở nên tha thiết, bồi hồi hơn. Đó là tiếng vọng gợi nhớ nơi thời gian, năm tháng của kỉ niệm về gia đình, về quê hương yêu thương, về những giây phút vắng bóng mẹ cha, chỉ còn có bà. Cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong sự nuôi dưỡng cảu bà. Lúc này bà không chỉ là bà mà còn là một người cha, người mẹ, người bạn lớn tuổi của cháu. Hay nhất, hàm súc nhất là những từ ngữ “cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”. Vai trò của người bà lúc này thật to lớn. Bà thay cha mẹ dạy dỗ, bảo ban, chăm sóc cháu. Cháu cũng hiếu thảo, biết “thương bà khó nhọc” mỗi lần bà “nhóm bếp lửa” lên. Có lẽ vì vậy mà đứa cháu đã gọi- một tiếng gọi từ nơi xa xôi vọng về quê hương yêu dấu, từ hiện tại vọng về quá khứ xa xăm :
    “Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

    Cháu thương bà vất vả khó nhọc, cháu thương cả nững con tu hú côi cút, tội nghiệp. Tình thương yêu như được trải rộng ra, bao trùm cả khổ thơ mười một câu, tám mươi chín chữ. Cả đoạn thơ giống như đang được dệt nên bằng lời kể tự sự đều đặn nhưng thực ra yếu tố biểu cảm đã ùa vào từ câu thơ thứ ba, phá vỡ mọi trật tự sắp xếp, mọi khoảng cách về không gian và thời gian. “Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà”, tưởng như người cháu vẫn còn đang trò chuyện, tâm tình với bà, ở rất gần đây thôi, và với cả chim tu hú nữa : “Tu hú ơi !... ”Hàng loạt những điệp ngữ được đan cài rất khéo léo vào đoạn thơ, làm cho từng câu từng chữ thêm dạt dào, tha thiết.
    Kính thưa các thầy cô!
    Nếu trong thơ của Tố Hữu, tiếng chim tu hú là tiếng gọi đàn, tiếng gọi tự do thì trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, nó là tiếng gọi của quê hương, của năm tháng tuổi thơ sống trong khói lửa chiến tranh :
    “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
    Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
    “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

    Đúng thế, làm sao cháu quên được Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi. Cả ngôi nhà nhỏ sớm đi tồi về của hai bà cháu cũng không còn. Nhưng hai bà cháu may mắn được hàng xóm bốn bên đỡ đần, cưu mang, dựng lại cho một túp lều tranh. Cháu tưởng rằng bà đã cao tuổi, mỏng manh sẽ không chịu được trước nỗi đau mất nhà này. Giặc đốt nhà đồng nghĩa với việc chúng cướp đi nơi ở duy nhất, nơi hằng ngày có bếp lửa nhen nhúm lên tình yêu thương. Thế mà bà vẫn vượt qua được nỗi mất mát này, bà vẫn vững lòng, kiên cường. Bà muốn cho bọn giặc tàn ác thấy rằng chúng đốt căn nhà này của bà thì bà sẽ dựng lại căn nhà khác ; cũng như tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam, khi ngọn lửa đấu tranh ở nơi này vụt tắt thì ở nơi khác, ngọn lửa đấu tranh khác lại bùng lên, tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam không bao giờ lụi tàn. Và bà đã nén chịu đau thương cá nhân để hy vọng cho một cái khác ta lớn hơn- đó là nền hòa bình của dân tộc. Bà ân cần dặn cháu, khi viết thư cho bố “chớ kể này kể nọ” kẻo bố lại lo lắng, không chuyên tâm vào công việc đánh giặc. Suốt cuọc đời bà dành cả tình yêu thương bao la cho con, cho cháu. Cuộc sống của bà đã khổ rồi giờ lại càng khó khăn thêm ; nhưng bà vẫn giữ vững niềm tin sắc đá, vẫn mang trong mình dòng máu của một bà mẹ Việt Nam anh hùng. Lúc nào bà cũng âm thầm chịu đựng nỗi đau của mình để hy sinh cho con cháu, cho đất nước.
    Thế là hai bà cháu lại tiếp tục cuộc sống dưới căn lều tranh nhỏ bé. Và bà vẫn tiếp tục công việc thường nhật của mình một cách chỉn chu, cần mẫn. Bà tận tụy “nhen” lên bếp lửa như để lấy lại sức sống và hơi ấm của một gia đình, và như để giữ vững niềm tin nơi đứa cháu bé bỏng :
    “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
    Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

    Kính thưa thầy cô !
    Bếp lửa thực tới đây đã mờ dần đi, trở nên lung linh huyền ảo trong hình ảnh “ngọn lửa”. Bà nhen bếp lửa là bà nhen lên tình yêu thương nồng hậu dành cho cháu. Ở đây, tác giả đã khéo léo dùng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ để diễn đạt tình cảm của người bà. Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh ẩn dụ của ngọn lửa nồng hậu nơi người bà và tình cảm người bà chính là ẩn dụ của ngọn lửa- một tình cảm ấm áp và thiêng liêng xiết bao ! “Bếp lửa” tượng trưng cho những gì đơn sơ, khiêm nhường : chỉ cần vài khúc củi, một ít rơm, một cái kiềng và một mồi lửa nhỏ, chúng ta đã có thể nhen lên thành một bếp lửa. Tuy bếp lửa được tạo nên từ những thứ đơn giản, dễ tìm nhưng sức mạnh mà bếp lửa tạo ra không hề nhỏ và không hề đơn giản chút nào : cái ánh sáng lập lòe của bếp lửa đủ để lan tỏa và sưởi ấm trong một không gian rộng vào những đêm đông rét mướt. Người bà cũng vậy : bà đôn hậu, chân chất, mộc mạc, dân dã song ẩn chứa nơi bà là một sức mạnh, nghị lực phi thường ; là một tình yêu vô bờ, tha thiết, chan chứa. Qua lăng kính của nhà thơ, bếp lửa và bà hiện lên thật bình dị, cao qúy và thiêng liêng. Lấy hình ảnh của bếp lửa để nói về tình cảm của bà dành cho mình, thiết tưởng Bằng Việt phải nặng lòng với bà, với quê hương lắm. Người bà của Bằng Việt cũng yêu thương cháu với một tình yêu giản dị, thắm thiết giống như người bà của anh chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh :
    “Tay bà khum soi trứng
    Dành từng quả chắt chiu
    Cho con gà mái ấp”

    Người bà của anh chiến sĩ thể hiện tình yêu thương cháu bằng việc “chắt chiu” những quả trứng để bán lấy tiền mua quần áo cho cháu. “Cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu” là cả một niềm vui tuổi thơ trong anh chiến sĩ. Còn người bà của nhà thơ Bằng Việt mang lại niềm vui cho cháu bằng việc nhen lên bếp lửa. Đó là bếp lửa của sự ấm áp, của tình thương, là bếp lửa của niềm tin yêu dành cho cháu, niềm tin vào cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi. Đất nước sẽ hòa bình độc lập, cuộc sống sẽ được nâng cao, không còn viễn cảnh đói nghèo nữa, đất nước sẽ thống nhất, người thân và gia đình sẽ không còn chịu cảnh li thân li hương nữa mà sẽ về sum họp với nhau. Ba mẹ cháu- những người con của bà sẽ về ở với bà. Bà nhen bếp lửa là ngọn lửa của niềm tin đứa cháu mình sẽ nên người, sẽ cống hiến không ngừng cho Tổ quốc. Dấu ba chấm kết thúc câu thơ như gợi dư âm vang vọng mãi.
    Quá khứ bỗng chợt vụt đi, hiện tại ùa về xen lẫn trong những dòng suy nghĩ của Bằng Việt:
    “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
    Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
    Bà và cuộc đời của bà gói gọn trong hai chữ “lận đận”. Cuộc đời của bà là một cuộc đời từng trải biết bao nhiêu cay đắng ngọt bùi, dãi dầu sương gió, nắng mưa. Đó cũng là “mấy chục năm” bà tần tảo cống hiến và hy sinh trong âm thầm lặng lẽ. “Mấy chục năm” bà chỉ làm một công việc tưởng chừng nhỏ bé nhưng thực ra, nó lại thật lớn lao: công việc nhóm lửa. Đúng vậy, bbà chính là người đã nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa. Bà đã nhóm lên bếp lửa bằng tất cả tình cảm của mình:
    “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
    Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
    Bà nhóm bếp lửa với cả tình thương “ấp iu nồng đượm”, tình cảm ấy của bà đã truyền qua những củ khoai sắn khiến chúng trở nên “ngọt bùi”. “Ngọt bùi” ở đây có thể là vị ngọt vị bùi của củ khoai củ sắn mà cũng có thể là vị ngọt bùi của tình cảm bà dành cho cháu. Ta thấy, trong bốn câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và điệp từ “nhóm”. Qua hình ảnh bếp lửa, bà muốn người cháu cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho cháu to lớn đến thế nào, tình yêu thương ấy được nhóm lên, nung nấu cùng với những củ khoai củ sắn tạo nên vị “ngọt bùi” thân thương. Rồi hình ảnh “nồi xôi gạo mới” khiến ta liên tưởng đến một gia đình sung túc ngồi bên mâm côm ấm cúng. Ôi! Cái niềm vui của ngày đoàn tụ, của cái ngày được ngồi bên mâm cơm gia đình ấy thật hạnh phúc biết bao! Và hơn hết là bà nhóm lửa- “nhóm dậy cả” một vùng trời kí ức tuổi thơ cho cháu. Một kí ức “bốn tuổi” “đã quen mùi khói”, một kí ức “tám năm ròng” “cùng bà nhóm lửa”, những kí ức ấy không đẹp, ngược lại đấy là những kí ức về một quãng tuổi thơ đầy khó khăn vất vả. Nhưng sao với Bằng Việt, nó lại thân yêu đến thế? Vì trong kí ức ấy có bà có bếp lửa. Lúc này, không chỉ tác giả cảm nhận được hơi ấm dịu dàng từ bà, từ bếp lửa mà cả ta- người đọc, tâm hồn ta cũng được sửi ấm bên ngọn lửa thiêng liêng ấy. Bỗng dưng ta thấy người bà của Bằng Việt sao mà thân thương quá, người bà của Bằng Việt có những nét gì đó hơi giống với người bà của ta.
    Kính thưa quý thầy cô giáo!
    Có lẽ, chỉ có những người yêu bà tha thiết như Bằng Việt, cùng bà trải qua những năm tháng quá khứ gian khổ thì mới hiểu hết giá trị những tình cảm mà bà gửi gắm trong bếp lửa. Vâng, ngọn lửa mà bà nhóm dậy trong trái tim của người cháu sẽ soi sáng, sưởi ấm và dẫn dắt cháu đi trên con đường tương lai dài rộng. Chính vì thế mà người cháu đã thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”. Ở đây, tác giả đã dùng biện pháp đảo ngữ hết sức độc đáo. Thay vì “Ôi bếp lửa- kì lạ và thiêng liêng”, đằng này lại là “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”. Thoạt đầu, ta cứ nghĩ về mặt số lượng từ và sự diễn đạt tình cảm thì hai câu trên đều diễn đạt một ý, đó là tình cảm của cháu dành lại cho bà, là tiếng thốt lên từ con tim của một đứa cháu mang ơn người bà. Nhưng ngẫm kĩ lại thì ta thấy tình cảm trong hai câu hoàn toàn không giống nhau. Nếu như Bằng Việt viết “Ôi bếp lửa- kì lạ và thiêng liêng” thì tình cảm của ông trong câu thơ chưa bộc lộ ra hết, chưa có gì gọi là sâu sắc. Mà Bằng Việt viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”. Đây, đây mới thực sự là tiếng thốt lên từ con tim của đứa cháu yêu bà tha thiết. Mức tình cảm như dâng lên đến đỉnh điểm. Tình cảm của bà dành cho cháu quá lớn, đến nỗi cháu thấy thật “kì lạ”, thật “thiêng liêng”, nhưng rồi cháu chợt nhận ra điều “kì lạ và thiêng liêng” nhất lại chính là tình cảm của bà, một tình yêu đơn sơ, giản dị nhưng lại to lớn và nồng cháy, giống như bếp lửa mà bà nhen vậy.
    Kính thưa quý thầy cô giáo!
    Nếu bài thơ dừng lại ở đây thì ta đã có thể xem đây là một áng thơ hay lắm rồi. Một áng thơ với những cảm xúc của đứa cháu khi nhớ về bà, nhớ về quãng đời cơ cực cùng bà nhóm lửa, nhớ về công lao dạy dỗ của bà...qua những vần thơ giản dị mà thắm thiết, với những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, độc đáo. Nhưng đến đây, dòng tâm niệm của tác giả vẫn chưa nguôi. Người cháu muốn khẳng định sự trưởng thành của mình với bà:
    “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
    Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
    -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”
    Đến đây, cảm xúc có lẽ đã được khép lại, dồn nén, giọng thơ sâu hơn và trầm hơn. Bốn câu thơ trong phần kết thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu và sự biết ơn của đứa cháu bé bỏng ngày nào nay đã tưởng thành và đang ở một nơi xa xôi. Cuộc đời mới thật đẹp, thật vui, đã “có khói trăm tàu”, đã “có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng trong tâm can của người cháu vẫn tràn ngập nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa tuổi thơ. Không gian và thời gian xa cách, dù cuộc đời có đổi thay nhưng tình cảm của cháu dành cho bà , dành cho bếp lửa “ấp iu nồng đượm” vẫn không hề thay đổi. Và mỗi sớm mai thức dậy, tác giả không khỏi chạnh lòng khi tự hỏi “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..”
    Kính thưa thầy cô!
    Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả mọi ngôn từ, hình ảnh bị cuốn theo dòng hoài niệm của Bằng Việt, một quá khứ hiện về, rất cụ thể, rõ nét: bà, bếp lửa, tuổi thơ trong quá khứ; bà, bếp lửa của hiện tại, của hôm nay. Toàn bài là giọng cảm thương, nhớ nhung da diết cứ muốn trào dâng, lấn át tất cả. Mỗi kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậy. Mỗi kỉ niệm được bao bọc trong nỗi nhớ thương vừa trào dâng vừa sâu lắng. Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm trời chỉ xoay quanh hình ảnh bếp lửa và bà. Xuyên suốt bài thơ, trên dưới mười lần, Bằng Việt lúc nào cũng nhắc đến “bếp lửa”, “ngọn lửa”. Khi nhắc đến bếp lửa là Bằng Việt nhớ đến bà vì hình ảnh bếp lửa vì hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà cần cù, bền bỉ, giàu nghị lực và giàu tình thương. Bà là người nhóm lửa, đồng thời bà còn là người giữ lửa và truyền lửa. Ngược lại, khi nhớ về bà, Bằng Việt nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa vì từ bếp lửa bà đã nhóm lên cho Bằng Việt bao nhiêu tình yêu thương, bao ước mơ hoài bão, bao khát vọng tương lai, là ánh sáng nâng đỡ cháu suốt cuộc đời. Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa đã trở thành lửa trong tim mỗi con người. Và với tác giả Bằng Việt, ánh sáng ấy đã chiếu sáng chân dung người bà đáng yêu. Hình ảnh người bà vĩ đại mà gần gũi, yêu thương, lung linh màu sắc cổ tích, dù đi suốt cuộc đời Bằng Việt vẫn không thể nào quên.
    Kính thưa quý thầy cô giáo!
    Bài thơ đã khơi dậy cho chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình và quê hương. “Bếp lửa” sẽ vẫn còn cháy mãi trong lòng người đọc về một tình bà cháu ấm áp, thân thương, về một bếp lửa với những kỉ niệm khó nhọc không bao giờ phai. Và từ “bếp lửa”- hơi ấm tình bà cháu sẽ vẫn còn lan tỏa mãi trong trái tim những ai đã và đang có một tình bà cháu thật đẹp.
    [center]

      Hôm nay: Tue May 14, 2024 8:53 pm